Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện lực (EDI) có trụ sở làm việc tại địa chỉ P804 – Tòa nhà A3B, số 92 phố Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: …… Mobi phone: 0976224488.
Ngày 1/3/2021, chúng tôi đã có đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty cp Tư vấn xây dựng và dịch vụ Điện Việt (Điện Việt) vì đã có các hành vi vi phạm sau đây: 1) Cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong quá trình thủ tục xác lập, yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của SC 16461; 2) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của SC16497. Đặc biệt, Điện Việt đã kết hợp với 08 công ty đối tác khác để cùng thực hiện các hành vi nêu trên (có danh sách kèm theo đơn).
Từ năm 2017 đến nay, chúng tôi đã phản ảnh sự việc trên trong nhiều đơn gửi đến Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ. Tuy nhiên, vì các đơn trước đây đều liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với sáng chế 16461, và do Điện Việt cũng có đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của sáng chế này, nên sự việc bị coi là “Vụ việc có tranh chấp” theo quy định tại điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, và Thanh tra bộ đã phải tạm dừng thủ tục xử lý đơn.
Bản chất “Vụ việc có tranh chấp” là không đúng sự thật, được tạo ta từ những chứng cứ không có thật của Bên thứ ba nhằm cản trở bị Thanh tra bộ xử lý khi sai phạm.
Như vậy, quy định tại điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP đã bị Bên thứ ba lợi dụng để lừa dối các Cơ quan có thẩm quyền nhằm kéo dài thời gian xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để thu lợi, sau đó mới chịu xử lý. Bởi vì mức phạt đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật là thấp hơn mức thu lợi bất chính bằng cách xâm phạm quyền.
Khi dừng xử lý vụ việc có tranh chấp theo điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, các cơ quan có thẩm quyền đã (vô tình) tạo điều kiện để các bên sai phạm thu lợi nhiều hơn. Sự việc này là chưa đồng bộ với quy định tại khoản 3 điều 35 Nghị định 103/NĐ-CP: “Nhà nước hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các thành quả sáng tạo”. Đây là sơ hở về pháp luật để gây ra tiêu cực trong cơ quan nhà nước.
Vì thế trong đơn yêu cầu xử phạt hành chính nộp ngày 1/3/2021, chúng tôi đã tách hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế 16461 và chỉ đề nghị xử lý về việc: 1) Cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch; 2) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ - là các hành vi vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 5 và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Như vậy, việc xử lý của Thanh tra Bộ lần này sẽ không bị cản trở. Đồng thời, kết quả của đơn lần này sẽ là căn cứ để xử lý hành vi xâm phạm quyền sáng chế số 16461 đã nêu trong các đơn trước đây.
Theo quy định tại điểm 2 điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Nhưng đến nay đã qua 15 ngày làm việc, mà chúng tôi chưa nhận được hướng dẫn của Quý cơ quan.
Sự việc đã diễn ra hơn 4 năm qua, và đang gây nhiều hệ lụy xấu trong xã hội. Vì vậy, chúng tôi mong được Quý cơ quan trả lời về việc: 1) Đơn này có tiếp nhận xử lý hay không ? 2) Để đơn được thụ lý theo đúng quy định của pháp luật, thì tiếp theo chúng tôi cần phải làm thêm những việc gì ?
Trân trọng cảm ơn!